Tìm hiểu hộp số tự động AT trên xe ô tô
Viết bởi : Hoàng Nam | 21/04/2017 08:22
Hộp số tự động ngày càng được áp dụng rộng rãi và dần thay thế hộp số sàn nhờ mang đến sự thoải mái cho người điều khiển xe hơi, ô tô...
Với một chiếc xe trang bị Hộp số tự động, người điều khiển xe chỉ đơn giản là khởi động xe, thắt dây an toàn, chuyển cần số sang vị trí D và bắt đầu di chuyển, chân phải của người lái sử dụng để tăng giảm ga, đạp phanh và 2 tay chỉ sử dụng để điều khiển vô-lăng. Còn với một chiếc xe hộp số sàn, việc vận dụng cả 2 chân để sử dụng nhuần nhuyễn côn - ga - thắng kết hợp cùng việc điều khiển vô-lăng và cần chuyển số thật sự gây ít nhiều khó khăn cho người lái xe, đặc biệt trong điều kiện giao thông đông đúc phải tăng giảm số liên tục. Chính sự khác biệt trong cách thức vận hành giúp cho hộp số tự động ngày càng chiếm ưu thế và thay thế dần hộp sô sàn ở nhiều phân khúc xe.
Về cơ bản, hộp số tự động trên xe ôtô thường dùng các ký hiệu sau đây:
- P (Parking): dừng đỗ xe, đậu xe
- R (Reverse): vị trí số lùi - sử dụng để lùi xe
- N (Neutral): Số mo
- D (Drive): số tiến
- M (Manual): Tự điều khiển số (+ -)
Ngoài ra một số xe còn có các ký hiệu như
- S(Sport): Thể thao
- OD (Overdrive): Vượt tốc
- L (Low): Số thấp để leo dốc, tải nặng
- D1, D2, D3 - sử dụng khi đi tốc độ thấp, đa địa hình
Dù có sự khác biệt trong thiết kế, cách bố trí vị trí cần gạt số tự động nhưng cách thức vận hành một mẫu xe hộp số tự động đều tuân theo những quy tắc căn bản dưới đây:
- Trước khi bắt đầu cho xe lăn bánh, người lái cần kiểm tra cần số đã để ở vị trí P chưa, chân phải đặt vào vị trí chân phanh, sau đó bật chìa khóa điện, quan sát bảng đồng hồ hiển thị bình thường và cuối cùng là khởi động máy.
- Tiếp theo, chuyển tay số về D nếu muốn chạy về phía trước hay R nếu muốn lùi xe và nhả phanh tay, rồi buông chân dần khỏi chân phanh thì sẽ từ từ lăn bánh.
- Khi có nhu cầu giảm tốc, chỉ cần đạp chân phanh nặng hay nhẹ tuỳ theo điều kiện vận hành, nếu thời gian dừng xe không quá lâu và đi ngay thì không cần chuyển cần số về vị trí P hay N. Nếu dừng xe đèn đỏ lâu khi người lái có thể chuyển cần số về vị trí N và kéo phanh tay.
- Khi dừng đợi xe ở trạm thu phí, nếu cần thiết nên cho cần số về vị trí N hoặc P tránh trường hợp xe tự trôi về phía trước do nhoài người ra cửa sổ khiến chân phanh bị thả do
- Khi đỗ xe, người lái chuyển số về P, cần thiết vẫn có thể kéo thêm phanh tay khi ở đoạn đường dốc, sau đó mới tắt máy và rời chân phải khỏi chân phanh.
- Trong những trường hợp xe bị hư hỏng dọc đường cần phải đẩy xe hay kéo xe cứu hộ, cần chuyển cần số về vị trí N để khi kéo xe không gây hư hỏng hệ truyền động của xe.
Ghi nhớ thêm rằng trong mọi trường hợp, tuyệt đối không sử dụng chân trái khi đang lái xe số tự động, các vị trí chân phanh và chân ga đều được chân phải đảm nhận và di chuyển linh hoạt giữa hai vị trí để tăng ga hay đạp phanh. Nếu sử dụng cả 2 chân khi lái xe số tự động rất dễ xảy ra tình trạng đạp nhầm chân ga và chân phanh khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.
Với những ưu điểm trên, xe số tự động ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và ngày càng rộng rãi. Dù vậy, xe hộp số sàn vẫn có vị thế riêng của nó với những ưu điểm ở cảm giác lái tốt hơn, sử dụng đi đường đèo dốc linh hoạt hơn và yếu tố vẫn đang gây tranh cãi là hộp số sàn giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số tự động.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Tin mới cập nhật
-
Thông số kỹ thuật và trang bị xe Peugeot 408 2024 tại Việt Nam
-
Thông số kỹ thuật và trang bị xe Honda CR-V 2024 tại Việt Nam
-
Thông số kỹ thuật và trang bị xe Hyundai Custin 2024 tại Việt Nam
-
Giá bán xe Toyota Innova Cross 2024 tại Việt Nam từ 810 triệu đồng
-
Giá bán xe Mazda 2 Sedan 2024 mới tại Việt Nam từ 415 triệu đồng
TƯ VẤN BÁN HÀNG
Isuzu Tp.HCM
VPDD đại lý Tấn Phát tại Tp.HCM
Trưởng phòng kinh doanh
0937 622 860
Giá xe ưu đãi
Bình Luận *đăng nhập, đăng ký thành viên để bình luận